o lâu rồi?

Hắn cúi đầu nhìn tôi, hai tròng mắt đen thẫm không rõ vui hay giận, tựa như không có bất kỳ một cảm xúc nào, dù thiên sơn vạn thủy ngăn cách tôi cũng không thể tránh được ánh nhìn chăm chú ấy. Tim như ngừng đập, tôi không dám đối mặt với hắn, vội vã tránh. Hai người đứng xa nhau, hắn không nói gì, tôi không động đậy, không khí trở nên rất trầm lắng.

Trên đường đi đã có một vài người bộ hành qua lại nhìn hắn rồi nhìn sang tôi, bộ dạng rất tò mò, nhưng vì phong thái uy nghi của Hoắc Khứ Bệnh nên họ cũng không dám nhìn lâu, chỉ mau mau đi qua. Ánh dương từ nhợt nhạt chuyển sang chói lọi, ánh nắng rực rỡ phủ lên muôn vật, hắn tự nhiên bật cười, có vẻ dễ chịu: “Sương gió thổi thâu đêm, có chuyện gì thế?”

Tôi mấp máy miệng, nhưng cổ họng khô rát, khó lòng trả lời câu hỏi của hắn, rồi bỗng nhiên nhấc chân chạy thật nhanh qua người hắn, không dám quay đầu lại, mà cũng không thể quay đầu.

Dưới ánh nến, mực trong nghiên đã đặc quánh, nhưng tôi vẫn không tìm được câu nào thích hợp đã hạ bút. Tôi nên viết gì? Nghĩ từ sáng sớm đến tối mịt vẫn không có ý gì, cuối cùng đành cắn răng viết:

Muội cùng Tiểu Khiêm và Tiểu Đào ăn trứng gà, ăn nhiều lắm, hình như là bị đầy bụng luôn rồi, chẳng ăn được gì nữa. Muội không thích uống thuốc, huynh có cách gì không?

Viết xong lại không dám nghĩ lại, sợ rằng chỉ nghĩ thôi cũng sẽ mất hết dũng khí, đem miếng vải này đốt mất, tôi vội cuộn miếng vải rồi gài vào chân Tiểu Khiêm, thổi sáo ra lệnh cho nó bay đi Thạch phủ.

Sau khi Tiểu Khiêm đi rồi, tôi đứng ngồi không yên, từ trong phòng đi ra ngoài vườn, rồi lại từ ngoài vườn đi vòng vào trong phòng, cuối cùng đành thắp đèn lồng ngồi xuống bên cạnh bồn hoa chăm chú ngắm nhìn uyên ương đằng. Chúng lớn thật nhanh, sáng hôm qua mới chồi khỏi mặt đất, vậy mà bây giờ đã cao được tầm một lóng tay. Có khi chỉ cần cố gắng nỗ lực như bọn nó, tôi cũng sẽ có một ngày nhìn thấy ánh dương? Cửu gia liệu có viết thư hồi đáp hay không? Có? Hay là không?

Trên đầu vọng lại tiếng chim bồ câu vỗ cánh, tôi lập tức nhảy dựng lên, Tiểu Khiêm uyển chuyển hạ xuống tay tôi. Tôi nhất thời không dám nhìn xuống chân của Tiểu Khiêm, nhắm tịt mắt lại một lúc, mãi mới chầm chậm hé ra. Không phải là mảnh vải tôi gửi đi vừa nãy! Trong nháy mắt trái tim đã chuyển từ thống khổ thành sung sướng. Gỡ mảnh vải ra, tôi chạy vào phòng ngồi dưới ánh nến mải mê đọc:

Sơn tra bỏ hột, sơn dược vừa đủ, dặn đầu bếp đem sơn tra và sơn dược chưng sôi thành bánh tráng, nếu thích ngọt thì có thể cho thêm mấy giọt mật ong vào, mỗi ngày ăn một lượng vừa phải. Bình thường lúc đun trà có thể cho thêm chút vỏ cam, vừa có lợi cho tiêu hóa vừa tốt cho họng.

Tôi giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra cả, Cửu gia cũng giả vờ như chưa có truyện gì xảy ra, chúng tôi đi loanh quanh một vòng hình như lại quay trở về điểm xuất phát.

Tôi nhìn chằm chằm vào mảnh vải một hồi lâu, muốn nỗ lực xem xem trong đơn thuốc trông bình thường như bao đơn thuốc mà một đại phu kê ra ấy liệu có thể nhìn ra được chút cảm tình nào khác không, nên cứ đọc đi đọc lại từng chữ “Nếu thích vị ngọt thì có thể thêm mấy giọt mật ong vào.. vừa có lợi cho tiêu hóa vừa tốt cho họng.” Trong lòng khẽ thở dài, đã lâu như thế mà Cửu gia vẫn nhớ năm trước tôi từng nói bị đau họng, lại còn nhớ cả việc tôi từng nói ghét vị đắng, tiếc rằng một chút hữu tình đó lại nhuốm vẻ thờ ơ như thể chuyện không hề liên quan đến mình.

***

Ánh nắng giữa mùa xuân khảng khái vô tư, hào phóng tưới xuống uyên ương đằng. Ánh sáng trải lên những chiếc lá già đã thẫm màu bị hút vào không còn chút dấu vết, như cá thả vào nước, chỉ lăn tăn vài gợn song rồi mất tăm, không còn dấu vết. Những chiếc lá mới mọc dưới ánh nắng nhìn mỏng manh như cánh ve, gân lá nổi lên rõ nét. Bóng và hình, rõ ràng và mờ ảo, cũ và mới, hài hòa và không hài hòa, dây leo quấn lấy giá đỡ, lá xanh nổi bật trên thân cành.

“Nàng trồng loài dây leo này từ lúc nào thế?” Từ sau lưng tôi Hoắc Khứ Bệnh lên tiếng hỏi. Ngữ khí thờ ơ, như thể chúng tôi chưa hề gặp nhau vào hôm dãi gió dầm sương đêm thâu ấy.

Cũng gần một tháng không gặp, đột nhiên nghe thấy tiếng hắn, nhất thời tôi cảm thấy hơi ngẩn ngơ, trong lòng tự nghiên khá phấn khởi. Vẫn nhìn chằm chằm vào cây uyên ương đằng không cử động, tôi giả vờ như chưa hề có chuyện gì xảy ra đáp lại: “Lần sau ngươi đừng im lìm xuất hiện sau lưng ta như thế được không?”

Hắn đi sang bên cạnh tôi, giơ tay khẽ chạm vào một cành cây nhỏ: “Đến nàng cũng không phát hiện được, xem ra võ nghệ của bản công tử đích thực không tệ. Cây này gọi là gì? Có nở hoa không?”

Tôi nói: “Kim ngân hoa, không chỉ nở hoa, mà sẽ nở rất đẹp, mùa hè mới nở, hiện giờ vẫn chưa đến mùa.”

Hắn đứng bên cạnh tôi im lặng một lúc rồi đột nhiên hỏi: “Nàng có muốn quay về Tây Vực không?”

Câu hỏi của hắn đến là kỳ quặc, tôi nghĩ một lúc mới láng máng hiểu ra: “Ngươi sắp ra

trận à?”

“Đúng, ta chỉ đợi bệ hạ phê chuẩn thôi, nhưng chắc đến tám chín phần là được.”

“Đúng rồi, ta quên không chúc mừng ngươi, nghe nói ngươi được bệ hạ phong làm Thị trung[2].” Tôi vừa nghĩ vừa nói.

[2] Chức quan được lập
Chương 10: Thích khách

Tôi gõ cửa: “Cửu gia đâu rồi?”

Tiểu Phong đang ngồi bày thế cờ vây, nói mà không ngẩng đầu lên: “Đang sắp xếp sách trong thư phòng.”

Thấy tôi dợm bước về phía thư phòng, Tiểu Phong nói: “Thư phòng không cho người ngoài vào, đến dọn dẹp cũng đều do Cửu gia tự tay làm hết, tỷ ngồi đây sưởi nắng đợi một lát đi! Ở đây có nước, tự rót mà uống, đệ đang bận, không phục dịch tỷ được.”

Tôi giơ tay cốc một cái vào đầu Tiểu Phong: “Đệ chưa lớn được bao nhiêu mà đã lên mặt ra vẻ không ít nhỉ.”

Tiểu Phong xoa xoa trán, tức giận trừng mắt nhìn tôi. Tôi “hừ” một tiếng, không thèm quan tâm đến gã, tự đi về hướng thư phòng.

Tuy tôi đã sống ở Trúc Quán một thời gian, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến thư phòng. Một gian phòng lớn quá mức bình thường, không có bất kì vách ngăn nào, rộng rãi như thể xe ngựa chạy cũng vừa, quá nửa phòng bày đầy các giá sách, Cửu gia đang lật giở sách trước một dãy giá.

Tôi cố ý dậm mạnh bước, nghe thấy tiếng bước chân của tôi, chàng ngẩng mặt nhìn tôi khẽ gật đầu cười, rồi ra hiệu tôi đi vào: “Muội ngồi đây một lát, ta sắp xong rồi.”

Tôi vui sướng trong lòng, xoay người liếc Tiểu Phong với vẻ đắc ý, rồi đi qua từng giá sách một tò mò xem xét: “Những cuốn sách này, huynh đều đọc hết rồi ư?”

Tiếng Cửu gia vọng đến từ sau cách giá sách, nghe không rõ lắm: “Đa phần đều đọc hết rồi.”

Kinh Thi, Thượng Thư, Nghi Lễ, Chu Dịch, Xuân Thu, Tả Truyện, Hiếu Kinh… Toàn bộ sách trên giá này đều là thư tịch của Nho gia, Kinh Thi hình như là cuốn được đọc nhiều nhất, được đặt tại nơi dễ với tới nhất.

Hoàng Đế Tứ kinh, Đạo Đức kinh, Lão Giai Tử… Giá sách này lại là về Hoàng, Lão. Đạo Đức kinh của Lão Tử, Tiêu Dao Du và Tri Bắc Du của Trang Tử rõ ràng đã được đọc rất nhiều lần, sợi dây xâu các thẻ tre đã khá lỏng lẻo.

Pháp gia, Binh gia… Những cuốn này từ bé tôi đã học thuộc gần hết, nên không hứng thú lắm, chỉ đảo mắt qua rồi hướng sang giá khác. Giá này có vẻ hơi kì quặc, nửa phía trước chỉ bày trơ trọi một cuốn sách trúc, nửa sau lại chất đống một chồng sách vải.

Tôi nghi hoặc lấy cuốn sách trúc xuống, là Mặc Tử[1], cuốn này nghe nói có một phần rất tối nghĩa, hồi trước đến cả cha cũng phải đau đầu. Lật qua một lượt, có mấy chỗ đọc vẫn hiểu được, một số chỗ thì trúc trắc, không thuận miệng, hình như nói đến việc chế tạo công cụ, làm trục xe, làm thang mây, một số chỗ khác thì có giảng về hiện tượng của mặt trời, cái gì mà xuyên qua một cái lỗ nhỏ thành hình ngược, gì mà gương phẳng, gương lồi lõm thì sẽ thành hình ảnh gì, hoàn toàn không hiểu đâu ra đâu cả. Tôi lắc lắc đầu đặt sách xuống, đi đến nửa sau lấy một cuốn sách vải, là nét chữ của Cửu gia, tôi sững lại không màng đọc nội dung, lại lấy mấy cuốn nữa, tất cả đều có nét chữ của Cửu gia. Tôi thò đầu ra ngó nhìn. Thấy Cửu gia vẫn đang cúi đầu loay hoay dọn giá sách, tôi lưỡng lự hỏi: “Sách ở giá này muội có thể đọc thử không?”

[1] Tên một bộ sách của Mặc Địch, là người nước Lỗ, thời Chiến Quốc chủ trương thuyết kiêm ái.

Cửu gia quay đầu về phía tôi, cân nhắc chốc lát rồi gật đầu: “Chẳng có gì đáng đọc đâu, chỉ là sở thích ta làm lúc nhàn hạ thôi.”

Tôi lật đến một trang, vì rất dài không có thời gian đọc kĩ càng, chỉ nhìn lướt qua:

… Công Thâu Ban chế tạo thang mây giúp Sở tấn công Tống, khổ nỗi lại gặp phải Mặc Địch. Ban và Mặc đấu kế: Ban dùng thang mây tấn công, Mặc dùng hỏa tiễn đốt thang mây. Ban dùng xe đâm vào phá cửa thành, Mặc lăn cây và đá tảng đập nát xe. Ban dùng địa đạo, Mặc đốt khói nghi ngút che mờ tất cả… Ban dùng hết toàn bộ chín kế sách thành trì vẫn bình yên. Ban trong lòng không phục, muốn giết Mặc. Mặc cười nói: “Ta có ba trăm đồ đệ ở nước Tống, mỗi người đã học một kế giữ thành.” Vua nước Sở cuối cùng cũng phục, nên từ bỏ ý định tấn công, Trong lòng vẫn ôm mối hận, Công Thâu Ban về sau được người đời gọi là Lỗ Ban, hiệu “ông tổ nghề mộc,” vì chỉ có vỏn vẹn chín kế khiến người ta không dòm ngó được ba trăm kế của Mặc. Hạ bút viết chơi lúc nhàn hạ, một công một thủ, hết sức lo lắng, nhưng còn một trăm kế sách còn lại, lòng thật thán phục…

Phía sau mấy cuốn đều có hình minh họa các loại vũ khí công thành, vũ khí phòng thủ, các cách tấn công và bảo vệ thành được bảo vệ và bổ trợ lẫn nhau.

Tôi đưa mắt đảo qua một lượt thật nhanh rồi đặt lại trên giá cẩn thận, lấy một cuốn khác: “… không tấn công… kiêm ái[2] thiên hạ… chán ghét chiến tranh…” Phần lớn đều là phân tích học thuyết của Mặc Địch về việc chán ghét chiến tranh và phản đối nước lớn bắt nạt nước bé, một mặt chủ trương nước lớn không nên ỷ vào sức mạnh và quyền lực của mình mà tấn công nước bé, mặt khác chủ trương nước bé nên tích cực chuẩn bị cho chiến tranh, tăng cường quốc lực, thời điểm nào cũng chuẩn bị đối kháng với nước lớn, khiến nước lớn không dám khinh suất tấn công.

[2] Thuyết kiêm ái là học thuyết của Mặc Địch, chủ trương yêu mọi người như nhau, không phân biệt thân và sơ.

Tôi im lặng suy nghĩ một hồi chậm rãi đặt quyển sách lụa trên tay xuống, lại lấy mấy cuốn lật ra xem, toàn bộ đều là bản vẽ: quy trình chế tạo các loại dụng cụ, từng bước một cực kì tường tận, có cung nỏ phức tạp dùng cho chiến tranh, có dụng cụ kẹp xương dùng cho việc chữa bệnh, có cả bình gốm hai lớp đơn giản dùng để giữ ấm nước vào mùa đông, thậm chí có cả hình vẽ trang sức của phụ nữ.

Tôi gãi đầu, đặt sách lại trên giá, trong lòng rất muốn xem hết một loạt, nhưng lại tò mò không biết mấy giá phía sau còn những sách gì nữa, đành đợi sau này còn có cơ hội thì xem.

Giá này toàn là sách y học, lật thử một cuốn Biển Thước nội kinh, tuy Cửu gia đã ghi chú rất tỉ mỉ về các đúc rút trên sách nhưng tôi thật sự đọc cũng không hiểu, cũng không có hứng thú gì mấy nên trực tiếp đi thẳng đến phía cuối giá sách, lấy đại một cuốn ra xem. Thiên hạ chí đạo đàm, bên lề đều có chú thích của Cửu gia, mặt tôi đột nhiên nóng bừng lên, ném bộp cuốn sách trở về giá. Cửu gia nghe thấy tiếng động liền ngoái đầu nhìn về phía tôi, tôi giật bắn mình vội vã nhảy ngay sang giá khác, lấy đại một cuốn khác, giả vờ như đang đọc, tim vẫn đập thình thịch.«3334353637»


1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao 5,0/5, 1810 đánh giá
Facebook Google Plus Twitter
Bình luận
Cùng chuyên mục

XtGem Forum catalog