“Cô có gì nói từ từ chứ đừng có đánh người khác như thế”… – ĐM nó chứ, em chưa dứt lời thì thằng ma cô bên cạnh nhìn thẳng vào mặt em bảo:
“Cái đm mày, mày là thằng l nào, thích ý kiến à”.
Nói xong thằng ma cô kia đấm thẳng vào mặt em, con mụ béo thì đá vào bụng, đm em bị đánh bất ngờ quá nên lĩnh đủ cả 2 phát rõ đau, quần áo mới giặt thì bẩn hết cả lúc đó em điên vl luôn cầm ngay tóc thằng ma cô thụi cho nó phát vào mõm, thằng ma cô hộc cả máu mồm ngay, con mụ béo thấy thế cũng trùng, em đạp cho mụ cả cái giầy vào nguyên 1 bên cánh tay, vì em giữ đầu thằng ma cô nên đạp trượt. Xong em đấm thêm thằng ma cô 3, 4 cái nữa, cứ ôm cổ nó đấm vào mặt, lúc thả đầu thằng ma cô ra nó bị choáng hay sao ấy, nằm gục mẹ xuống đất, mồm với mắt ra toàn máu, con mụ béo thì bảo “cái đm mày, mày giỏi thì đứng cm mày đấy cho bố mày xem” rồi rút con di động ra gọi, gọi ai thì em éo care vì em quá quen với lũ bầy đàn thế này rồi, chắc tầm 5′ nữa thể nào chả có chục thằng cầm tông đi trên 3, 4 con wave phóng đến. Em cũng chẳng muốn chơi cái trò đợi chờ nữa nên chạy tới ngay chỗ mụ béo, giật cái điện thoại mụ đang gọi ném cm nó xuống đất, giẫm vỡ cả màn hình luôn con mụ béo trừng mắt nhìn em đang định giơ tay đánh thì em cho quả tát thẳng vào mặt, loạng choạng ngã.
Xong em đỡ 2 chị em kia dậy, bảo chị em nó lên xe em đưa về luôn chứ đừng đứng ở đây nữa, lúc trên đường về hỏi chuyện con chị thì mới biết hóa ra bị đánh là vì mới đi làm ko biết đứng nhầm địa bàn cạnh tranh cave với chỗ bọn ma cô kia, 2 chị em nhà này mới lên HN kiếm sống, con em thì bán bánh mỳ còn con chị cũng chẳng học hành nên đi làm cave, hôm nay là buổi đầu tiên ra đây, nghe 2 đứa kể thì ở quê nhà nó nghèo quá, mẹ thì hàng tuần chạy thận còn bố thì cũng thương binh làm đan lát đồ thủ công ở nhà, tiền chạy thận cho mẹ thì đi vay, rồi bán cả trâu đi trả nợ, đến giờ nhà hết tiền thì hai chị em dắt nhau lên trên này kiếm tiền về gửi cho bố mẹ.
Nghe xong em cũng thấy thương cho 2 đứa nó quá, chẳng biết có phải như là “ko nghe 4` kể chuyện ko” nhưng thật sự em tiếp xúc với cô bé bán bánh mỳ ko phải là một thời gian ngắn nên em hiểu nó ko phải thuộc dạng lươn lẹo, tính toán như những đứa bé bán rong khác, em cảm thấy ở nó có chút gì đó chân quê ngoan ngoãn, ai mua xong đưa tiền nó cũng đưa 2 tay ra xin với cảm ơn, nhận đồng tiền xong thì gấp phẳng phiu cất vào cái ví tự làm của nó.., ngày nào cũng con bé cũng chỉ mặc một bộ quần áo đấy, đi đôi dép tổ ong bị mòn, nhiều lúc thấy thương nó quá…
Đưa 2 đứa về đến nơi thì mới nhìn đc chỗ ở của bọn nó, 2 chị em ở trong cái phòng trọ tồi tàn đến mức mà em ko nghĩ đó là 1 cái nhà, vào bên trong thì có mỗi cái giường với tủ quần áo kéo khóa bằng vải, ngay cả đến cái nóc cũng làm bằng mái ngói, thỉnh thoảng có mèo chạy qua lại trên nóc là lại bị rơi gạch đá nhỏ xuống trong nhà.Lúc em đưa vào định về thì 2 chị em nó cứ cố giữ em lại ăn tối vì biết em cũng chưa ăn gì, thấy 2 chị em nó nhiệt tình quá nên em cũng đồng ý, đến lúc nhìn mở nồi gạo ra thì… thật sự cái em trông thấy là số gạo còn lại có khi còn chỉ bằng được 2 cái chén uống rượu, thức ăn cũng chỉ có ít dưa chua với tép kho, em thấy vậy vẫn vui vẻ ngồi dọn cơm, rồi giả vờ ra ngoài nhà nghe điện thoại.
Vừa ra đến đầu ngõ thì em chạy vào ngay hàng vịt nướng cạnh đó, mua 1 con vịt nướng và 1 con vịt luộc với ít bún đem vào nhà 2 đứa, bọn nó khi thấy thế thì từ chối bảo ko muốn ăn những đồ sang thế này. Em phải nói bảo hôm nay cho anh khao còn hôm sau anh đến bọn em khao anh sau, thì bọn nó mới chịu ăn nhìn chị em nó ăn ngon miệng mà em có cảm giác lạ quá, cảm giác này làm cho em suýt nữa khóc các bác ạ… đứa em gái bán bánh mỳ ăn bún chắc nhanh quá còn bị nghẹn, em phải lấy nước cho nó, uống xong hết nấc con bé quay sang nhìn em cười, em thì chẳng hiểu nó cười em vì điều gì nữa đang ăn uống nói chuyện thì con vẹo em vệ sĩ kia gọi hỏi “anh đang ở đâu đấy, qua đón em với bọn bạn đi XYZ. “thế là em lại phải xin lỗi bọn nó em đi luôn ko thì con kia nó bảo với ông bô nó trừ lương em thì mệt, lúc bảo với 2 chị em là em có việc phải đi, thấy 2 chị em nó đang ăn mà ngừng hẳn lại, rồi cứ giữ em lại ko cho đi, em nói mãi 2 chị em nó mới hiểu, trước lúc đi đứa lớn còn gói cho em 4 cái bánh mỳ nữa.Đây chắc cũng là lần đầu tiên trong đời có người gói đồ ăn lo cho em ngoài bố mẹ em.
Cứ như 2 thế giới hoàn toàn khác nhau, và đã đến lúc em quay trở về với thực tại, với ánh đèn bar, với tiền, với cuộc sống hiện tại của 1 thằng vệ sĩ.
Gặp con kia với đám bạn nó xô vào xe mình, với những mùi nước hoa, son phấn, túi xách, quần áo hàng hiệu… bất giác lái xe, em lại nhớ về 2 chị em gái kia..
Mỗi người có 1 cuộc sống khác nhau, nhưng trên hơn hết chúng ta đều cùng là con người. Đừng nghĩ những người làm cave, hay bán rong, bán bánh mỳ..v..v… họ rẻ mạt, đôi khi trong đó chất chứa cả những ước mơ, những nỗi niềm từ những vùng quê nghèo bon chen lên thành phố kiếm sống. Có ra ngoài tiếp xúc nhiều mới hiểu được là có những người khổ hơn mình nhiều…
Vậy là em đã viết xong phần 2 phục vụ các bác, em mong qua phần 2 này, các bác nhìn nhận thêm 1 thực tế về sự giàu nghèo và tình người trong xã hội, đây là góc nhìn của 1 thằng vệ sĩ như em về điều này. Nếu có điều kiện cùng những phản hồi tích cực từ các bác, em sẽ cố gắng viết tiếp phần 3 review về nghề vệ sĩ cho các bác.
Chúc các bác 1 ngày mới tốt lành.
——————————————————————
Chap 3: Lăng Kính của người xe ôm – Lên Mục Lục
Cuộc sống vệ sĩ ko như nhiều người nghĩ, và bản thân những người trong cuộc mới hiểu được nó khó khăn như thế nào? Em cũng vậy, đôi lúc cũng muốn bỏ quách cái nghề này cho xong, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thì thấy có nhiều thứ nghề này có mà mình ko muốn rời ra được. Tính em là như thế, thích trải nghiệm cuộc sống, thích nhìn cuộc đời của một lăng kính nhiều màu sắc khác nhau.
Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh khác nhau, khi em làm nghề này, em quen được cũng ko phải là ít, nào là đại gia, doanh nhân, giám đốc…cho đến những công chúa, quý tử tiêu tiền như nước.. Nhưng có lẽ những người mà em hay nói chuyện nhất, hay tìm hiểu về họ nhất, lại là những người lao động, đặc biệt là lao động về đêm.
Khi màn đên buông xuống, các bác ở trong nhà có thể được nằm điều hòa mát lạnh online thì đâu đó trong cái xã hội này vẫn có những người lao động, họ làm cả ngày để mưu sinh và buổi tối vẫn tiếp tục làm như vậy.Nó như là 1 cái guồng quay của bánh xe, luôn quay đều từ ngày này qua ngày khác, chỉ khi tiếp xúc với họ các bác mới biết là mỗi người trong họ cuộc sống khổ đến thế nào.
Em quen một ông anh làm nghề lái xe ôm cạnh chỗ club em hay chở con kia đến. Ngày ông ấy ngồi đó từ sáng cho đến đêm, tầm 1h sáng gì đó thì đi về, hôm sau 7h lại ra đó ngồi bắt khách. Ban đầu em cũng chẳng nói chuyện gì với lão đấy, mà về sau anh em hay đứng cạnh nhau, mời nhau điếu thuốc thành quen. Nói chuyện được một thời gian ra lại thành hợp, chắc có lẽ là vì 2 thằng đều có công việc gần giống nhau, đều phải ngồi trên xe chở khách đi đây đó, đều có những khoảng thời gian cầm điếu thuốc nhìn biết bao nhiêu chuyện thị phi của xã hội.
Có những đêm 12h, 1h mùa đông lạnh giá, em chở con kia đi club như thường lệ, vẫn thấy lão ngồi đấy đợi khách, mưa cũng như nắng, chưa thấy lão nghỉ một buổi nào cả. Về sau nói chuyện hỏi ra mới biết, lão cũng có gia đình, có 2 đứa con một trai một gái còn bé… và cái thương nhất là vợ lão này bị tai nạn giao thông mất hồi đầu năm ngoái, nghe lão kể em thấy cảm giác mang mác buồn. Rít một hơi thuốc, mắt lơ đãng nhìn vào khoảng không, lão bảo em:
“Thế nên nhiều khi đi làm xe ôm, muốn nghỉ cũng đâu có nghỉ đc, nghỉ thì bỏ cái gì vào miệng mà ăn, nghỉ thì lấy đâu ra tiền nuôi 2 đứa trẻ…, mày còn trẻ chưa hiểu hết đâu…”
Nói xong lão đưa em xem tấm hình hai vợ chồng chụp chung kẹp ở trong ví, tấm ảnh cũ chụp hình hai người mặc áo cưới ôm nhau cười, em xem mà cảm thấy xót xa quá, mới đây thôi hai người còn hạnh phúc mà sao giờ đây? Nhìn tấm ảnh hai vợ chồng, em bất chợt quay lên định hỏi lão về hai đứa con thì bắt gặp ánh mắt buồn, tựa như sắp khóc, chắc cũng phải là một người yêu vợ nhiều lắm nên mới có nhiều cảm xúc như vậy. Đốt thêm điếu nữa, lão kể tiếp:
“Anh với chị nhà sống với nhau được 3 năm rồi, trước ở quê, sau cơ cực quá đành ra HN kiếm sống, anh thì hồi trước xin làm bên cầu đường, còn chị nhà thì làm bên xí nghiệp may. 2 vợ chồng cũng tích góp vay mượn mua được cái nhà nho nhỏ ở gần Gia Lâm, sau này khi sinh đứa thứ 2 được hơn một năm thì chị mất… Hôm đó là sinh nhật vợ, anh còn xin về sớm đón 2 đứa về nhà nấu cơm, đợi mẹ nó về bất ngờ… vậy mà ….”
Đôi bàn tay run run như ko cầm nổi điếu thuốc đang cháy, rồi lão khóc. Khóc thật sự các bác ạ, nhìn tội lắm… Em đứng bên cạnh mà chẳng biết nên làm gì nữa, đành an ủi lão về cố gắng sống vì còn 2 đứa trẻ, nó đã mất mẹ rồi nên giờ cần nhất môt người bố nghị lực, phải sống vì các con nữa.
Lão nghe xong cũng bảo đỡ hơn nhiều, rồi hỏi về cuộc sống của em này nọ, em kể xong thì lão bảo cứ phấn đấu rồi cố gắng tìm một người vợ mà lập gia đình, rồi lão bảo thế này “tiền đôi khi nó quan trọng, mày có thể phấn đấu cả cuộc đời vì nó, nhưng về sau, khi mà có tuổi mày mới hiểu là gia đình mới là cái quan trọng nhất. Anh đã từng gặp nhiều người giàu, có địa vị trong xã hội, chưa thấy mấy ai trong số họ có gia đình hạnh phúc đâu, hết chồng ăn nem rồi vợ lại ăn chả, nếu ko phải 2 vợ chồng thì các con hư… Nó như là cái bập bênh ấy, mày phấn đấu nhiều tiền, đặt một bên bập bênh trĩu nặng xuống thì bên kia sẽ đẩy lên khỏi cái thăng bằng nó vốn có, và ngược lại nếu mày chỉ nằm nhà chơi ko kiếm tiền thì cái bập bênh nó cũng bị lệch. Chỉ khi nào mày hiểu được phải hài hòa hai thứ thì cái bập bênh mới thăng bằng được. Cuộc sống nó cũng vậy thôi nếu mày biết cách cân bằng nó thì anh chắc chắn mày sẽ hạnh phúc chẳng phải lo nghĩ gì cả”.
Nghe lão nói em cũng suy nghĩ nhiều từ hôm đấy, thật ra thì đối với một người từng trải gặp nhiều chuyện như vậy mà còn nghĩ được như thế thì em thật sự nể phục. Nể phục vì 1 phần những người hoàn cảnh lâm vào khó khăn như lão mà còn cố gắng đứng dậy được. Cái cách suy nghĩ hay cái cách ăn nói của lão em có cảm giác lão luôn cố nén đau thương của một người chồng vào một góc trong con người mình, còn cái người làm xe ôm hiện giờ đấy chỉ là một người bố sống vì các con qua ngày.
Cuộc sống mà, luôn có những thứ bất ngờ mà mình ko nghĩ tới, nó có thể là niềm vui, nỗi buồn hay thậm chí là bi kịch. Cái quan trọng là các bác đối diện với nó như thế nào khi nó xảy đến và sau đó giải quyết nó r...